Có thể thỏa mãn mơ ước có đôi mắt xanh.
- Tiến sĩ Gregg Homer tuyên bố chiếu ánh sáng laser trong vòng 20 giây có thể loại bỏ sắc tố trong mắt nâu, do đó chúng dần dần chuyển sang màu xanh.
Chiếu ánh sáng laser trong vòng 20 giâyTiến sĩ Gregg Homer tuyên bố chiếu ánh sáng laser trong vòng 20 giây có thể loại bỏ sắc tố trong mắt nâu, do đó chúng dần dần chuyển sang màu xanh.
Ông hiện đang tìm kiếm một khoản đầu tư lên đến 750.000 đô-la Mỹ để tiếp tục thử nghiệm lâm sàng.
Stroma Medical là một công ty được thành lập để thương mại hóa quá trình này, ước tính sẽ mất ít nhất 18 tháng để hoàn thành các cuộc thử nghiệm an toàn.
Quá trình này liên quan đến một hệ thống quét ảnh được lập trình sẵn bằng máy tính để chụp hình ảnh của mống mắt và tìm ra các vùng cần điều trị. Tia laser sau đó được chiếu vào một điểm của mống mắt tại một thời điểm được quy định. Quá trình này được lặp đi lặp lại nhiều lần.
Tiến sĩ Gregg Homer.
"Tia laser kích thích sắc tố trên bề mặt của con ngươi", tiến sĩ Homer, Chủ tịch đồng thời là Trưởng phòng Khoa học của công ty, cho biết lần đầu tiên ông có ý tưởng này là vào giữa những năm 1990. Ông chia sẻ: "Chúng tôi sử dụng hai tần số được hấp thụ bởi các sắc tố tối, và nó được hấp thụ hoàn toàn nên không có nguy cơ gây tổn hại cho phần còn lại của mắt. Nó làm nóng lên và thay đổi cấu trúc của các tế bào sắc tố.”
Sau tuần đầu tiên điều trị, mắt trở nên sẫm mầu hơn vì mô thay đổi các đặc điểm của nó. Sau đó, quá trình đào thải bắt đầu, và sau từ 1 đến 3 tuần nữa, màu xanh xuất hiện. Trước đây Laser đã được sử dụng để loại bỏ các chất trong da để giúp điều trị các đốm nâu và tàn nhang.
Mối quan tâm về tính an toàn
Các chuyên gia mắt khác đã thể hiện sự dè dặt vì e ngại rằng nếu chiếu quá nhiều ánh vào đồng tử phá hủy sắc tố mắt có thể gây ra các vấn đề về thị lực. "Sắc tố tồn tại ở đó vì một lý do nào đó mà có thể ta chưa biết rõ. Nếu bị mất sắc tố, bạn có thể mắc phải các vấn đề chẳng hạn như lóa mắt hoặc hoa mắt," ông Larry Benjamin, một bác sĩ tư vấn và phẫu thuật mắt tại Bệnh viện Stoke Mandeville, Vương quốc Anh cho biết.
Dù vậy tiến sĩ Homer nói rằng ông chỉ loại bỏ các sắc tố trên bề mặt của mắt. Ông nói "Đây chỉ bằng khoảng 1/3 đến một nửa độ dày của sắc tố ở phía sau của con ngươi và không có ý nghĩa y tế". Ông cũng tuyên bố rằng bệnh nhân sẽ ít nhạy cảm với ánh sáng hơn so với những người có đôi mắt màu xanh bẩm sinh. Ông lập luận rằng những người mắt nâu có nhiều sắc tố trong các vùng khác của nhãn cầu của họ, và hầu như nó không bị ảnh hưởng.
"Chúng tôi đã thử nghiệm cho 15 quy trình kiểm tra an toàn khác nhau. Chúng tôi thử nghiệm trước và sau khi điều trị, ngày hôm sau, những tuần sau đó, những tháng sau đó và ba tháng sau. Cho đến nay chúng tôi chưa có bằng chứng nào về sự tổn thương."
Thử nghiệm ở Mexico
Tiến sĩ Homer trước đây là một luật sư về lĩnh vực giải trí ở Los Angeles, nhưng đã từ bỏ hoàn toàn công việc này vào giữa những năm 1990 để nghiên cứu sinh học tại Đại học Stanford ở California.
Ông cho biết ông đã đệ đơn cấp bằng sáng chế đầu tiên của mình trong việc điều trị bằng laser vào năm 2001. Nhưng ông bắt đầu thực hiện thí nghiệm trên động vật tại một cơ sở của bệnh viện từ trước năm 2004. Để có kinh phí thực hiện nghiên cứu của mình, ông đã sử dụng tiền tiết kiệm riêng của mình, thu hút đầu tư từ các quỹ đầu tư mạo hiểm và xin được một khoản trợ cấp của chính phủ. Tiến sĩ Homer cho biết cho đến nay ông đã quyên góp được 2,5 triệu đô-la.
Tiến sĩ Homer nói phương pháp điều trị của mình chỉ loại bỏ sắc tố bề mặt của nhãn cầu. Các thử nghiệm trên người ban đầu liên quan đến tử thi, và sau đó chuyển sang bệnh nhân còn sống ở Mexico vào tháng 8/2010.
Cho đến nay, 17 người đã được điều trị. Tất cả đều bị cận thị. Họ đã được cấy ghép thủy tinh thể miễn phí và đổi lại họ phải tham gia vào nghiên cứu này. Tiến sĩ Homer cho biết công trình nghiên cứu được kiểm tra bởi một hội đồng các chuyên gia nhãn khoa để bảo đảm rằng nó đạt tiêu chuẩn. Những nguồn kinh phí mới sẽ được sử dụng để hoàn thành các thử nghiệm an toàn với ba người nữa.
Stroma Medical dự định tăng thêm 15 triệu đô-la Mỹ để sản xuất hàng trăm thiết bị laser và giới thiệu ra nước ngoài - thời gian lý tưởng là trong vòng 18 tháng tới đây. Việc áp dụng phương pháp điều trị này ở Mỹ được lên kế hoạch trong thời gian ba năm nữa vì việc xin giấy phép ở nước này mất nhiều thời gian hơn. Stroma Medical tin rằng việc điều trị sẽ được phổ biến; khảo sát của Stroma Medical với 2.500 người cho thấy rằng 17% người Mỹ muốn thực hiện điều trị nếu họ biết nó hoàn toàn an toàn. 35% sẽ nghiêm túc xem xét về phương pháp này.
Ngoài ra còn có bằng chứng về một mong muốn đang ngày càng gia tăng về việc thay đổi màu mắt ở nước ngoài - một nghiên cứu gần đây ở Singapore cho biết nhu cầu đối với kính áp tròng thẩm mỹ đang ngày càng tăng.
Theo Healthnews
Mối quan tâm về tính an toàn
Các chuyên gia mắt khác đã thể hiện sự dè dặt vì e ngại rằng nếu chiếu quá nhiều ánh vào đồng tử phá hủy sắc tố mắt có thể gây ra các vấn đề về thị lực. "Sắc tố tồn tại ở đó vì một lý do nào đó mà có thể ta chưa biết rõ. Nếu bị mất sắc tố, bạn có thể mắc phải các vấn đề chẳng hạn như lóa mắt hoặc hoa mắt," ông Larry Benjamin, một bác sĩ tư vấn và phẫu thuật mắt tại Bệnh viện Stoke Mandeville, Vương quốc Anh cho biết.
Dù vậy tiến sĩ Homer nói rằng ông chỉ loại bỏ các sắc tố trên bề mặt của mắt. Ông nói "Đây chỉ bằng khoảng 1/3 đến một nửa độ dày của sắc tố ở phía sau của con ngươi và không có ý nghĩa y tế". Ông cũng tuyên bố rằng bệnh nhân sẽ ít nhạy cảm với ánh sáng hơn so với những người có đôi mắt màu xanh bẩm sinh. Ông lập luận rằng những người mắt nâu có nhiều sắc tố trong các vùng khác của nhãn cầu của họ, và hầu như nó không bị ảnh hưởng.
Những người mắt nâu có nhiều sắc tố trong các vùng khác của nhãn cầu của họ, và hầu như nó không bị ảnh hưởng.
Thử nghiệm ở Mexico
Tiến sĩ Homer trước đây là một luật sư về lĩnh vực giải trí ở Los Angeles, nhưng đã từ bỏ hoàn toàn công việc này vào giữa những năm 1990 để nghiên cứu sinh học tại Đại học Stanford ở California.
Ông cho biết ông đã đệ đơn cấp bằng sáng chế đầu tiên của mình trong việc điều trị bằng laser vào năm 2001. Nhưng ông bắt đầu thực hiện thí nghiệm trên động vật tại một cơ sở của bệnh viện từ trước năm 2004. Để có kinh phí thực hiện nghiên cứu của mình, ông đã sử dụng tiền tiết kiệm riêng của mình, thu hút đầu tư từ các quỹ đầu tư mạo hiểm và xin được một khoản trợ cấp của chính phủ. Tiến sĩ Homer cho biết cho đến nay ông đã quyên góp được 2,5 triệu đô-la.
Tiến sĩ Homer nói phương pháp điều trị của mình chỉ loại bỏ sắc tố bề mặt của nhãn cầu. Các thử nghiệm trên người ban đầu liên quan đến tử thi, và sau đó chuyển sang bệnh nhân còn sống ở Mexico vào tháng 8/2010.
Cho đến nay, 17 người đã được điều trị. Tất cả đều bị cận thị. Họ đã được cấy ghép thủy tinh thể miễn phí và đổi lại họ phải tham gia vào nghiên cứu này. Tiến sĩ Homer cho biết công trình nghiên cứu được kiểm tra bởi một hội đồng các chuyên gia nhãn khoa để bảo đảm rằng nó đạt tiêu chuẩn. Những nguồn kinh phí mới sẽ được sử dụng để hoàn thành các thử nghiệm an toàn với ba người nữa.
Stroma Medical dự định tăng thêm 15 triệu đô-la Mỹ để sản xuất hàng trăm thiết bị laser và giới thiệu ra nước ngoài - thời gian lý tưởng là trong vòng 18 tháng tới đây. Việc áp dụng phương pháp điều trị này ở Mỹ được lên kế hoạch trong thời gian ba năm nữa vì việc xin giấy phép ở nước này mất nhiều thời gian hơn. Stroma Medical tin rằng việc điều trị sẽ được phổ biến; khảo sát của Stroma Medical với 2.500 người cho thấy rằng 17% người Mỹ muốn thực hiện điều trị nếu họ biết nó hoàn toàn an toàn. 35% sẽ nghiêm túc xem xét về phương pháp này.
Ngoài ra còn có bằng chứng về một mong muốn đang ngày càng gia tăng về việc thay đổi màu mắt ở nước ngoài - một nghiên cứu gần đây ở Singapore cho biết nhu cầu đối với kính áp tròng thẩm mỹ đang ngày càng tăng.
Theo Healthnews
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Đây là Blog cộng đồng, có thể trao đổi và học hỏi vì vậy mọi nhận xét các bạn nên dùng những từ dễ nghe, không nên dùng những lời tục tiểu thiếu văn hóa.Cám ơn các bạn.