Nhiều người sau khi thất nghiệp luôn canh cánh bên mình nỗi lo về công việc trong tương lai: Không biết có được nhận; tìm việc mới không đơn giản; họ sẽ không nhận một người như mình,... Trên thực tế, tìm một công việc mới không khó như bạn nghĩ.
Đối với những người lần đầu xin việc hay có ý định tìm kiếm việc mới để thay đổi họ sẽ có ít mối lo lắng hơn những người vừa mất việc. Lý do đơn giản là những người muốn “đổi gió”, họ đã có sẵn công việc, có sẵn “cần câu cơm” và điều duy nhất quan trọng với họ là cố gắng tìm kiếm một cần câu tốt hơn.Trong khi những người vừa mất việc, họ có hàng trăm mối lo đè nặng lên vai, lo tiền chi tiêu, tiền ăn, tiền đi lại thậm chí là tiền học phí cho con cái (nếu có),…
Tuy nhiên, những ý nghĩ tiêu cực mang tên “không biết”, “khó lắm”, “khó quá” sẽ chỉ khiến những người vừa mất việc tiếp tục mất đi niềm tin và đó mới là lý do giết chết cuộc sống của họ. Chuyên gia tâm lý nghề nghiệp Richar nói: “Hãy thiết lập lại cuộc sống của bạn bằng cách viết một lá thư xin việc thật tốt, thật ấn tượng. Vận dụng chiêu thức chậm mà chắc kết hợp những lời khuyên dưới đây để thấy rằng không khó để xin việc sau khi thất nghiệp”.
Tập trung vào điểm mạnh
Mục đích của một lá thư xin việc là chứng minh cho các nhà tuyển dụng thấy rõ bạn là người phù hợp cho vị trí mà họ đang tuyển dụng. Sue Campbell, quản lý mục Writter.com nói: “Thư xin việc nên nhấn mạnh vào trình độ của người đang tìm việc. Vì vậy, hãy tập trung vào những điểm mạnh của bản thân. Miêu tả và thể hiện nó một cách cụ thể nhất để gây ấn tượng ngay với ban tuyển dụng. Một là thư xin việc hoàn hảo là một lá thư mà khi đọc chúng tôi cảm nhận rõ được sự tha thiết cùng điểm sáng trong khả năng làm việc của người đó. Khi đã hài lòng thì không có lẽ nào lại không điểm tiên người ấy vào danh sách để tiếp tục phỏng vấn”.
Điền đầy đủ vào bản đăng kí
Những thông tin liên quan đến cá nhân nên được lấp đầy một cách cẩn thận. Theo Sue Campbell thì không ít những người xin việc “lơ” mục này với những lí do khác nhau nhưng nhìn chung đều khó có thể chấp nhận. Những việc đơn giản như điền vào mẫu đăng ký cũng khiến khá nhiều người bị đánh trượt ngay từ vòng đầu. Điều này cho thấy họ-những người xin việc thiếu sự cẩn trọng, sự tỉ mỉ và chuyên nghiệp. Với những biểu hiện như thế, họ sẽ không bao giờ có cơ hội làm việc mới để thiếp lập lại cuộc sống của mình. Vì vậy, hãy chắc chắn là bạn đã hoàn thành tốt tiêu mục này trước khi gửi.
Thành thật và không phóng đại
Cũng theo Sue: “Nhiều khi đọc những lá thư xin việc của các ứng cử viên, tôi cảm giác như họ đang làm văn và miêu tả cuộc sống để dự thi một cuộc thi văn quốc tế nào đó. Điều này không nên một chút nào. Nói như vậy không có nghĩa là “cấm” bạn thể hiện tình yêu của mình với công việc. Đơn giản là bạn cần nghiêm túc hơn. Lá thư xin việc nên được xây dựng trên sự thành thật và chân thành. Những kinh nghiệm của bạn đến đâu, bạn hãy liệt kê đến đó. Không phóng đại, không bịa đặt,... và đừng nên nghĩ rằng sẽ không có ái biết. Nếu bạn may mắn vượt qua vòng loại thì khi vào vòng trong chắc chắn các nhà tuyển dụng sẽ tìm ra “điểm mờ” của bạn và như thế bạn đã tự giết cơ hội của chính mình”.
Đính kèm ý kiến cá nhân
Bao giờ những ý kiến cá nhân xuất sắc cũng ăn điểm ngay từ vòng đầu vì vậy tại sao bạn không thử làm điều này. Tuy nhiên, nó cũng như con dao hai lưỡi vì vậy bạn cần khôn khéo và cẩn thận để không phải giữ đằng lưỡi. Tìm hiểu công ty một cách cẩn thận để có cái nhìn tổng quan về tình hình công ty. Chỉ khi bạn hiểu công ty của mình, bạn mới có thể đưa ra những ý tưởng mới-những ý tưởng có tính ứng dụng cao và không bị gắn mác “liên thiên”.
Hãy thi hành những chinh sách bên trên để có được một lá thư xin việc hoàn hảo, mở đường cho các bước đi tiếp theo. Bên cạnh đó, tìm một công việc bán thời gian nào đó để tạm lo cuộc sống cũng là một điều cần thiết. Kết hợp hai trong một, vừa làm vừa tìm việc sẽ giúp bạn có niềm tin hơn vào những quyết định của chính mình. Đừng bao giờ để những suy nghĩ tiêu cực đeo bám, bạn sẽ khó lòng thành công.
Tuy nhiên, những ý nghĩ tiêu cực mang tên “không biết”, “khó lắm”, “khó quá” sẽ chỉ khiến những người vừa mất việc tiếp tục mất đi niềm tin và đó mới là lý do giết chết cuộc sống của họ. Chuyên gia tâm lý nghề nghiệp Richar nói: “Hãy thiết lập lại cuộc sống của bạn bằng cách viết một lá thư xin việc thật tốt, thật ấn tượng. Vận dụng chiêu thức chậm mà chắc kết hợp những lời khuyên dưới đây để thấy rằng không khó để xin việc sau khi thất nghiệp”.
Tập trung vào điểm mạnh
Mục đích của một lá thư xin việc là chứng minh cho các nhà tuyển dụng thấy rõ bạn là người phù hợp cho vị trí mà họ đang tuyển dụng. Sue Campbell, quản lý mục Writter.com nói: “Thư xin việc nên nhấn mạnh vào trình độ của người đang tìm việc. Vì vậy, hãy tập trung vào những điểm mạnh của bản thân. Miêu tả và thể hiện nó một cách cụ thể nhất để gây ấn tượng ngay với ban tuyển dụng. Một là thư xin việc hoàn hảo là một lá thư mà khi đọc chúng tôi cảm nhận rõ được sự tha thiết cùng điểm sáng trong khả năng làm việc của người đó. Khi đã hài lòng thì không có lẽ nào lại không điểm tiên người ấy vào danh sách để tiếp tục phỏng vấn”.
Điền đầy đủ vào bản đăng kí
Những thông tin liên quan đến cá nhân nên được lấp đầy một cách cẩn thận. Theo Sue Campbell thì không ít những người xin việc “lơ” mục này với những lí do khác nhau nhưng nhìn chung đều khó có thể chấp nhận. Những việc đơn giản như điền vào mẫu đăng ký cũng khiến khá nhiều người bị đánh trượt ngay từ vòng đầu. Điều này cho thấy họ-những người xin việc thiếu sự cẩn trọng, sự tỉ mỉ và chuyên nghiệp. Với những biểu hiện như thế, họ sẽ không bao giờ có cơ hội làm việc mới để thiếp lập lại cuộc sống của mình. Vì vậy, hãy chắc chắn là bạn đã hoàn thành tốt tiêu mục này trước khi gửi.
Thành thật và không phóng đại
Cũng theo Sue: “Nhiều khi đọc những lá thư xin việc của các ứng cử viên, tôi cảm giác như họ đang làm văn và miêu tả cuộc sống để dự thi một cuộc thi văn quốc tế nào đó. Điều này không nên một chút nào. Nói như vậy không có nghĩa là “cấm” bạn thể hiện tình yêu của mình với công việc. Đơn giản là bạn cần nghiêm túc hơn. Lá thư xin việc nên được xây dựng trên sự thành thật và chân thành. Những kinh nghiệm của bạn đến đâu, bạn hãy liệt kê đến đó. Không phóng đại, không bịa đặt,... và đừng nên nghĩ rằng sẽ không có ái biết. Nếu bạn may mắn vượt qua vòng loại thì khi vào vòng trong chắc chắn các nhà tuyển dụng sẽ tìm ra “điểm mờ” của bạn và như thế bạn đã tự giết cơ hội của chính mình”.
Đính kèm ý kiến cá nhân
Bao giờ những ý kiến cá nhân xuất sắc cũng ăn điểm ngay từ vòng đầu vì vậy tại sao bạn không thử làm điều này. Tuy nhiên, nó cũng như con dao hai lưỡi vì vậy bạn cần khôn khéo và cẩn thận để không phải giữ đằng lưỡi. Tìm hiểu công ty một cách cẩn thận để có cái nhìn tổng quan về tình hình công ty. Chỉ khi bạn hiểu công ty của mình, bạn mới có thể đưa ra những ý tưởng mới-những ý tưởng có tính ứng dụng cao và không bị gắn mác “liên thiên”.
Hãy thi hành những chinh sách bên trên để có được một lá thư xin việc hoàn hảo, mở đường cho các bước đi tiếp theo. Bên cạnh đó, tìm một công việc bán thời gian nào đó để tạm lo cuộc sống cũng là một điều cần thiết. Kết hợp hai trong một, vừa làm vừa tìm việc sẽ giúp bạn có niềm tin hơn vào những quyết định của chính mình. Đừng bao giờ để những suy nghĩ tiêu cực đeo bám, bạn sẽ khó lòng thành công.
Theo doanhnhansaigon.vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Đây là Blog cộng đồng, có thể trao đổi và học hỏi vì vậy mọi nhận xét các bạn nên dùng những từ dễ nghe, không nên dùng những lời tục tiểu thiếu văn hóa.Cám ơn các bạn.