THỜI TIẾT - THÔNG TIN CẦN BIẾT

--Tiên Đoán Tình Yêu--

Thống Kê

--Số Lượng Truy Cập--

Home » » Kiểm soát lạm phát: Không chỉ là mệnh lệnh hành chính!

Kiểm soát lạm phát: Không chỉ là mệnh lệnh hành chính!



TS Nguyễn Minh Phong, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội đã có cuộc trao đổi với Đại Đoàn Kết về việc thực hiện, kiểm soát mục tiêu lạm phát từ 2 con số xuống 1 con số trong năm 2012 theo nghị quyết của Quốc hội.

Thưa ông, Quốc hội đề ra mục tiêu, điều chỉnh chỉ tiêu lạm phát năm 2012 xuống một con số, ông đánh giá thế nào về tính khả thi của mục tiêu trên?
Việc hạ chỉ tiêu lạm phát từ 2 con số xuống còn 1 con số là hết sức cấp thiết đối với nền kinh tế. Nếu lạm phát vẫn cao thì doanh nghiệp tiếp tục "chết”, người dân cũng không thể chịu nổi sức ép về lương và giá. Ngoài ra, nếu so sánh với thế giới, lạm phát các nước chỉ dừng ở mấy phần trăm. Do vậy, tất yếu hay không, việc hạ chỉ số lạm phát là điều phải làm

Còn tính khả thi? Nếu nói về nghĩa tuyệt đối thì chắc chắn được. Nhưng phải xét rằng, kiểm soát lạm phát còn phụ thuộc vào nhiều mục tiêu. Nếu hài hòa được các mục tiêu đặt ra, lúc đó độ khả thi về cơ bản được 60 – 70%.

Năm tới, nền kinh tế cũng không còn áp lực về cú sốc ngoại lạm phát nữa. Từ năm sau trở đi nếu theo đúng quy trình thì lạm phát sẽ ít có cơ hội cao nữa. Năm 2011, trong 2 quý đầu năm, chúng ta chịu sự dồn nén của tỷ giá. Năm 2012 không còn cơ hội này nữa. Thứ 2, là xu hướng lạm phát đang giảm, điều này gắn với việc cân đối lương thực thực phẩm của chúng ta tốt hơn. Lạm phát giờ chịu ảnh hưởng của yếu tố tiền tệ là lớn nhất. Do số tiền tồn đọng trong xã hội hiện nay là rất lớn. Vừa rồi, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính đều có động thái mạnh trong kiểm soát tiền tệ. Dư chấn tiền tệ hi vọng sẽ tác động không nhiều vào lạm phát trong thời gian tới nữa.

Thêm vào đó, các căn nguyên của lạm phát sẽ phải xem xét, loại bỏ dần.

Nhưng vẫn còn một sức ép cơ bản ảnh hưởng tới CPI là việc tăng giá theo lộ trình các mặt hàng độc quyền: điện, than, nước...?

Đúng vậy, nếu không kiểm soát các mặt hàng độc quyền thì sẽ không thể kiểm soát được lạm phát. Tuy nhiên, chúng ta có thể hi vọng về tính minh bạch của các mặt hàng này. Việc tăng giá, hướng tới giá thị trường đã được đặt ra và các cơ quan quản lý đều khẳng định: phải chọn thời điểm và tính toán hợp lý. Thông tin về giá, cấu thành giá đối với điện, nước, xăng dầu cũng ngày càng yêu cầu cao. Sẽ không có chuyện tăng giá vô điều kiện.

Theo các chuyên gia, năm nào Chính phủ cũng đề ra những nhóm giải pháp toàn diện, nhưng việc thực hiện lại không nhất quán, khiến cho việc kiểm soát lạm phát không hề dễ. Trong 11 tháng của năm 2011 chúng ta đã 2 lần phải thay đổi chỉ tiêu lạm phát. Chính phủ nên thay đổi như thế nào?

Điều chỉnh chỉ tiêu lạm phát là điều đương nhiên, vì chúng ta đang có sự tách rời giữa dự báo kinh tế khoa học và ý chí chính trị. Thường thì mục tiêu bao giờ cũng tốt hơn thực tế. Hơn nữa do khách quan, tình hình về kinh tế - xã hội biến đổi rất nhanh. Nhiều khi giá hàng buổi sáng đã khác giá hàng buổi tối rồi. Giá ở miền núi lại khác giá đồng bằng. Chúng ta phải chấp nhận thay đổi chỉ tiêu nhưng chỉ trong giới hạn có thể.

Kiểm soát lạm phát phải đồng bộ. Ví dụ như siết đầu tư công phải tính chính xác cắt giảm ở đâu? Kiểm soát giá thị trường hay công tác bình ổn thị trường cũng cần tiến hành hiệu quả, thiết thực hơn...

Các cơ quan quản lý cho rằng, thời gian qua, việc biến động về vàng, chứng khoán cũng là nguyên nhân làm xáo trộn thị trường tiền tệ, ảnh hưởng mạnh tới lạm phát. Các nhà quản lý đang hướng tới việc hạn chế dần đối tượng vào sân chơi vàng và chứng khoán. Theo ông liệu việc quản lý như thế này có bền vững không?

Nhiều dự thảo về quản lý vàng, quản lý thị trường chứng khoán đã được đề cập trong thời gian gần đây. Nhưng việc hạn chế bớt đối tượng sản xuất và cung cấp vàng miếng trước mắt sẽ gây nguy cơ từ độc quyền nhà nước chuyển thành độc quyền doanh nghiệp. Thiếu hẳn cơ chế để kiểm soát độc quyền. NHNN chỉ đưa ra tiêu chuẩn hóa lọc bớt đối tượng vào sân chơi, còn không đưa ra công cụ kiểm soát độc quyền. Tôi nghĩ, trước đây có 7 doanh nghiệp được vào sân chơi sản xuất và cung ứng vàng thì giờ chỉ còn 1 và doanh nghiệp này lại là doanh nghiệp tư nhân; tại sao không để 1 tổ chức phi lợi nhuận được độc quyền trong sản xuất, cung ứng vàng miếng?

Quản lý thị trường chứng khoán, vàng mà đơn thuần dừng ở giải pháp hành chính là điều không thể được.

Vâng, xin cảm ơn ông!
Share this article :

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Đây là Blog cộng đồng, có thể trao đổi và học hỏi vì vậy mọi nhận xét các bạn nên dùng những từ dễ nghe, không nên dùng những lời tục tiểu thiếu văn hóa.Cám ơn các bạn.

 
Support : Creating Website | Johny Template | Maskolis | Johny Portal | Johny Magazine | Johny News | Johny Demosite
Copyright © [2010-2013]. Võ Văn Tùng - Trường Đại Học Tây Đô.
Bản Quyền Thuộc Về CĐQTKD5A
Khi Đăng lại bài từ trang này vui lòng ghi rõ nguồn CĐQTKD5A.TK