THỜI TIẾT - THÔNG TIN CẦN BIẾT

--Tiên Đoán Tình Yêu--

Thống Kê

--Số Lượng Truy Cập--

Home » » Khuấy đảo làng thời trang thế giới với sản phẩm "siêu quyến rũ"

Khuấy đảo làng thời trang thế giới với sản phẩm "siêu quyến rũ"


Bí quyết gì đã khiến hai người phụ nữ này phối hợp ăn ý để điều hành công ty Hanky Panky tiếp tục lớn mạnh với doanh thu lên tới 50 triệu USD mỗi năm
Gale Epstein và Lida Orzeck- hai người đồng sáng lập nên 
Hanky Panky

Gale Epstein là tuýp người sáng tạo, một phụ nữ ăn chay nhỏ nhắn thích thư giãn với trò cưỡi ngựa ở trang trại nơi vùng ngoại ô New York. Đối tác làm ăn của cô, Lida Orzeck, lại giống một tiểu thư thành phố, người chẳng biết gì về thể thao và chỉ thích ánh đèn nơi đô thị.

Nhưng dù khác nhau một trời một vực như thế nhưng hai người phụ nữ này hợp tác rất ăn ý trong việc điều hành công ty Hanky Panky – một doanh nghiệp sản xuất nội y rất thành công có trụ sở tại New York (Mỹ) do chính họ sáng lập. Ra đời từ năm 1977, đi qua hai cuộc hôn nhân (của Orzeck) và hai mối tình có thâm niên (của Epstein), công ty đã từng phát minh ra loại quần lót chữ T co giãn này vẫn tiếp tục lớn mạnh với doanh thu lên tới 50 triệu USD mỗi năm. 

Vậy bí quyết gì khiến hai người phụ nữ này có thể hợp tác hiệu quả trong suốt 30 năm qua?

"Chúng tôi có chung một hoài bão” – Epstein, chủ tịch kiêm giám đốc sáng tạo của Hanky Panky tiết lộ. “Chúng tôi thành công như hiện nay là vì biết cách phát huy sở trường, thế mạnh của từng người”. 

Để kiểm soát được tình hình tài chính và hoạt động của công ty mà Orzeck và Epstein thành lập khi mới ở cái tuổi 30 tuổi trong bối cảnh các mẫu “hot” trong làng nội y liên tục bị các siêu thị lớn, giá rẻ đánh bật, hai nữ doanh nhân nay đã lục tuần phải viện đến óc sáng tạo, tính nhạy bén trong kinh doanh và sự trung thành của một lượng lớn khách hàng. Mỗi năm, Hanky Pranky bán khoảng 2 triệu chiếc quần lót dây qua những cửa hàng lớn như Nordstrom, Lord & Taylor và những shop nội y cao cấp trên khắp nước  Mỹ. Mặc dù công ty 150 nhân viên này cũng bán áo ngực, áo lót và các đồ nội y khác nhưng quần lót dây hiện chiếm tới 50% doanh số bán hàng.  

"Chúng tôi có khách hàng thuộc đủ mọi lứa tuổi, từ các bà, các mẹ cho tới các cháu. Ai cũng mặc quần lót dây của chúng tôi” – Epstein nói.


Hanky Panky ra đời khi Epstein - cử nhân của trường thiết kế Parsons - sử dụng những chiếc khăn thêu Trung Quốc để tạo ra một bộ quần áo lót độc đáo làm quà tặng cho Orzeck nhân ngày sinh nhật của cô. Ngày đó, nước Mỹ đang nô nức với phong trào giải phóng phụ nữ và ý tưởng biến những chiếc khăn cầu kỳ mang âm hưởng của thời kỳ Victoria thành bản tuyên ngôn “tự tin, khêu gợi” của quyền lực phái đẹp đã thôi thúc Epstein. Món quà đã làm Orzeck, khách hàng mục tiêu của Epstein, người đã lấy bằng tiến sỹ tâm lý học xã hội tại trường đại học Columbia, thích đến nỗi hai người quyết định hợp tác xây dựng công ty thời trang nội y. Trong khi Epstein ngồi khâu sản phẩm, Orzeck gọi điện khắp lượt các cửa hàng để chào hàng. 

"Trong một tuần mà Gale làm được tới gần 150 sản phẩm áo ngực và bikini cho Lord & Taylor” – Orzeck, tổng giám đốc điều hành Hanky Panky, nhớ lại. “Còn tôi đọc cách lập hóa đơn rồi chuyển hàng lên ô tô và đưa đi các nơi".

Hanky Panky không tăng trưởng nhanh nhưng lại rất có lãi. Bốn năm sau ngày khai trương, công ty này chạm mốc 1 triệu USD doanh thu. Nhưng phải mãi đến năm 1986, công ty mới cho ra đời những mẫu quần lót chữ T “một cỡ nhưng vừa cho tất cả” làm nên thương hiệu Hanky Panky nổi tiếng ngày nay. 

Lúc ấy chúng tôi muốn “tạo ra loại quần lót thoải mái hơn G-string nhưng vẫn gợi cảm” – Orzeck nói. Tiếng đồn lan nhanh về những chiếc quần lót đăng ten chữ T của Hanky Panky và công dụng xóa những vết hằn lộ liễu mà các loại quần chip khác hay tạo ra. Năm 2004, tờ The Wall Street Journal gọi chiếc quần mang mã 4811 này là “hiện tượng” trong làng thời trang khi các siêu mẫu như Cindy Crawford và những minh tinh màn bạc như Julianne Moor đều xài nó. 

Claire Chambers, CEO của công ty Journelle Inc., một shop nội y cao cấp ở thành phố New York đăng ký phân phối những chiếc quần Hanky Panky từ khi shop này mở cửa năm 2007 cho biết: "Loại quần Hanky Panky sản xuất có mặt khắp nơi và chỉ cần nghe tên là bất kỳ phụ nữ nào cũng nghĩ ngay đến nó” . 

Cơn sốt mang tên Hanky Panky tý thì nhấn chìm cả công ty. Sau khi tờ Journal ca ngợi hết lời về công ty, các đơn đặt hàng lớn ùn ùn kéo đến làm công ty mà một năm trước đó doanh số là 12 triệu USD phải vất vả lắm mới đáp ứng nổi. 

"Lúc ấy quả là đáng sợ” – Orzeck nói. “Nhưng những đơn vị thầu của chúng tôi lúc ấy giống như người nhà, họ cùng làm với chúng tôi khi kho hàng của chúng tôi bị các cửa hàng bán lẻ vét sạch sành sanh”. 

Tận dụng hạn mức tín dụng của mình, hai nhà sáng lập Hanky Panky mở rộng sản xuất (Hanky Panky sản xuất trong nước, thuê các nhà máy nhỏ quanh khu vực New York làm gia công), phát triển lực lượng bán hàng và lập ra phòng kế hoạch để hỗ trợ tư vấn cho khách hàng của mình những mẫu sản phẩm nào bán chạy nhất nhằm giúp họ đặt hàng một cách hiệu quả hơn. 

Mặc cho sự cạnh tranh khốc liệt từ những chuỗi cửa hàng lớn có mặt trên toàn quốc, doanh số của công ty vẫn không ngừng lớn mạnh và hai nhà sáng lập chẳng hề có kế hoạch bán công ty đi hay nghỉ hưu. Hanky Panky đang mở rộng kinh doanh qua việc cấp phép cho Collegiate – một công ty tiếp thị học đường- và Hello Kitty.

"Các loại hàng nhái kém chất lượng chẳng làm chúng tôi quan tâm vì thương hiệu của chúng tôi rất mạnh" – Orzeck khẳng định. Cô cho biết những chiếc quần lót dây của Hanky Panky có giá bán lẻ là 18 - 20  USD/đôi, gấp 3 lần sản phẩm tương tự của các chuỗi cửa hàng nội ý có tiếng như Victoria's Secret.

Sau đây là một số bài học mà Epstein and Orzeck đúc kết được trong quá trình hợp tác với nhau. 

1. Tìm đối tác khác mình và có thể bổ sung cho mình: Mặc dù hợp tác rất chặt chẽ nhưng dễ thấy là Epstein và Orzeck có những mảng công việc hoàn toàn tách rời nhau. Epstein là nhà thiết kế và cô phối hợp với đội ngũ cải tiến để tạo ra những kiểu dáng mới. Orzeck phụ trách bán hàng, tiếp thị và vận hành công ty. Song cả hai người cùng phối hợp với nhau khi ra quyết định và định hướng về chiến lược công ty. 

2. Khai thông các kênh thông tin: Mặc dù làm ở hai khu vực đối diện nhau trên tầng 11 toàn nhà văn phòng Manhattan nhưng Epstein và Orzeck ngày nào cũng qua lại chỗ nhau. “Chúng tôi rất tôn trọng ý kiến của nhau, mặc dù mỗi người có chuyên môn riêng nhưng chúng tôi hay góp ý cho phòng của nhau để cùng tiến bộ” – Orzeck bật mí.

3. Tạo dựng mội đội ngũ cấp phó: Dù bạn và đối tác của bạn có tài giỏi đến đâu, bạn cũng không thể một mình xây dựng công ty. Chính vì lý do này mà Epstein và Orzeck lập ra một nhóm mà họ gọi là “Đội B” để hỗ trợ quản lý sản xuất, bán hàng, tổ chức kho và các công việc khác. Ngoài ra họ còn có một cố vấn chiến lược để giúp hoạch định kế hoạch cho công ty. “Chúng tôi phải dựa vào các cố vấn đáng tin cậy của mình để có thể dễ dàng ra quyết định hơn khi mà công việc làm ăn ngày càng trở nên phức tạp” – Orzeck cho biết. 
(Dịch từ Entrepreneur)
Share this article :

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Đây là Blog cộng đồng, có thể trao đổi và học hỏi vì vậy mọi nhận xét các bạn nên dùng những từ dễ nghe, không nên dùng những lời tục tiểu thiếu văn hóa.Cám ơn các bạn.

 
Support : Creating Website | Johny Template | Maskolis | Johny Portal | Johny Magazine | Johny News | Johny Demosite
Copyright © [2010-2013]. Võ Văn Tùng - Trường Đại Học Tây Đô.
Bản Quyền Thuộc Về CĐQTKD5A
Khi Đăng lại bài từ trang này vui lòng ghi rõ nguồn CĐQTKD5A.TK