Có 1 câu ngạn ngữ của Mỹ: "Nếu bạn không biết bạn đang đi đâu, thì con đường nào cũng đưa bạn tới đích, có điều bạn sẽ không biết khi nào bạn tới đích bởi vì chính bạn cũng không biết đích là chỗ nào".
Không phải dễ để trở thành một lãnh đạo không đi theo "con đường bất kỳ" nào.
Ba lời khuyên sau có thể giúp cho bạn hiểu được tại sao chỗ này bạn cần rẽ trái mà chỗ kia không thể không rẽ phải.
Lời khuyên thứ nhất: Xác định rõ viễn cảnh của bạn
Những nhà lãnh đạo kiểu "con đường bất kì" thường cho rằng: "Chúng ta sẽ băng qua cây cầu đó khi chúng ta tới đích" và "thời gian sẽ trả lời", nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta không nên có một viễn cảnh sẵn ở trong đầu.
Một câu nói trong Kinh Thánh viết: "Nơi đâu không có tầm nhìn, nơi đó con người sẽ bị diệt vong". Chúng ta được như hiện nay phần lớn là nhờ vào những kiến thức, kĩ năng... Vì thế chúng ta phải biết được chúng ta đang đi về đâu.
Với một viễn cảnh rõ ràng, các quyết định sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Khi bạn không biết bạn đang hướng đến cái gì, tất cả các quyết định sẽ trở thành thử thách.
Lời khuyên thứ hai: Hãy trung thực!
Trung thực là một phẩm chất đặc biệt quan trọng đối với bất kì nhà lãnh đạo nào. Chẳng ai muốn đi theo một người không trung thực cả.
Tất nhiên là bạn không thể nói cho tất cả mọi người biết mọi chuyện; chắc chắn bạn sẽ nói ra những chuyện bí mật, nhưng bạn có thể bảo mọi người rằng: "Tôi có thông tin đó, nhưng tôi không thể tiết lộ với bạn vào lúc này".
Điều này dẫn đến lời khuyên thứ ba: sự chính trực.
Lời khuyên thứ ba: Giữ được sự chính trực
Chính trực không giống như trung thực, mặc dù hai từ này có vẻ có chung một ý nghĩa. Trung thực tức là thật thà, nói thẳng, không thêm bớt. Còn chính trực là làm việc tốt vì nó là việc phải làm.
Ví dụ bạn đang xem bức ảnh của một em bé mới sinh nhưng không được đẹp lắm. Bạn sẽ không nói rằng: "Thật ra, đây là đứa bé xấu nhất mà tôi từng biết". Bạn sẽ thực hành sự chính trực của mình và nói vài câu khen ngợi.
Trong ví dụ trên, bạn đã cứu vớt mối quan hệ của mình không phải là bằng sự không trung thực, mà bằng việc bạn đã giữ được sự chính trực. Một số người luôn tự hào rằng họ là người trung thực, đến mức tàn nhẫn. Họ hay nói rằng: "Tôi không quan tâm, tôi sẽ nói với anh/chị ta ngay lúc này".
Bất kì ai trong chúng ta cũng có thể trở thành người trung thực đến mức tàn nhẫn như vậy, nhưng cần phải có tài năng và sự tận tâm để trở thành người trung thực thông qua sự chính trực.
Nếu chúng ta tập trung vào viễn cảnh, nếu chúng ta trung thực và giữ được sự chính trực, chuyến hành trình lãnh đạo sẽ trở nên dễ chịu hơn rất nhiều.
Ba lời khuyên sau có thể giúp cho bạn hiểu được tại sao chỗ này bạn cần rẽ trái mà chỗ kia không thể không rẽ phải.
Lời khuyên thứ nhất: Xác định rõ viễn cảnh của bạn
Những nhà lãnh đạo kiểu "con đường bất kì" thường cho rằng: "Chúng ta sẽ băng qua cây cầu đó khi chúng ta tới đích" và "thời gian sẽ trả lời", nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta không nên có một viễn cảnh sẵn ở trong đầu.
Một câu nói trong Kinh Thánh viết: "Nơi đâu không có tầm nhìn, nơi đó con người sẽ bị diệt vong". Chúng ta được như hiện nay phần lớn là nhờ vào những kiến thức, kĩ năng... Vì thế chúng ta phải biết được chúng ta đang đi về đâu.
Với một viễn cảnh rõ ràng, các quyết định sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Khi bạn không biết bạn đang hướng đến cái gì, tất cả các quyết định sẽ trở thành thử thách.
Lời khuyên thứ hai: Hãy trung thực!
Trung thực là một phẩm chất đặc biệt quan trọng đối với bất kì nhà lãnh đạo nào. Chẳng ai muốn đi theo một người không trung thực cả.
Tất nhiên là bạn không thể nói cho tất cả mọi người biết mọi chuyện; chắc chắn bạn sẽ nói ra những chuyện bí mật, nhưng bạn có thể bảo mọi người rằng: "Tôi có thông tin đó, nhưng tôi không thể tiết lộ với bạn vào lúc này".
Điều này dẫn đến lời khuyên thứ ba: sự chính trực.
Lời khuyên thứ ba: Giữ được sự chính trực
Chính trực không giống như trung thực, mặc dù hai từ này có vẻ có chung một ý nghĩa. Trung thực tức là thật thà, nói thẳng, không thêm bớt. Còn chính trực là làm việc tốt vì nó là việc phải làm.
Ví dụ bạn đang xem bức ảnh của một em bé mới sinh nhưng không được đẹp lắm. Bạn sẽ không nói rằng: "Thật ra, đây là đứa bé xấu nhất mà tôi từng biết". Bạn sẽ thực hành sự chính trực của mình và nói vài câu khen ngợi.
Trong ví dụ trên, bạn đã cứu vớt mối quan hệ của mình không phải là bằng sự không trung thực, mà bằng việc bạn đã giữ được sự chính trực. Một số người luôn tự hào rằng họ là người trung thực, đến mức tàn nhẫn. Họ hay nói rằng: "Tôi không quan tâm, tôi sẽ nói với anh/chị ta ngay lúc này".
Bất kì ai trong chúng ta cũng có thể trở thành người trung thực đến mức tàn nhẫn như vậy, nhưng cần phải có tài năng và sự tận tâm để trở thành người trung thực thông qua sự chính trực.
Nếu chúng ta tập trung vào viễn cảnh, nếu chúng ta trung thực và giữ được sự chính trực, chuyến hành trình lãnh đạo sẽ trở nên dễ chịu hơn rất nhiều.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Đây là Blog cộng đồng, có thể trao đổi và học hỏi vì vậy mọi nhận xét các bạn nên dùng những từ dễ nghe, không nên dùng những lời tục tiểu thiếu văn hóa.Cám ơn các bạn.