THỜI TIẾT - THÔNG TIN CẦN BIẾT

--Tiên Đoán Tình Yêu--

Thống Kê

--Số Lượng Truy Cập--

Home » » Doanh nghiệp “xanh”: từ thất bại đến thành công

Doanh nghiệp “xanh”: từ thất bại đến thành công


Thân thiện với môi trường thôi không đủ làm doanh nghiệp thành công. Bạn hãy kiếm tiền bằng cách giúp các công ty khác tiết kiệm hoặc lãi hơn. Thân thiện môi trường chỉ là trát thêm lớp kem cho chiếc bánh mà thôi
Marty Metro
Sáng lập UsedCardboardBoxes.com

Marty Metro – cựu cố vấn IT cho các công ty Fortune 500 - rất thích ý tưởng mua đồ đã qua sử dụng rồi bán lại với giá rẻ. Anh đã từng thấy nhiều cửa hàng làm theo kiểu đó và họ đều rất thành công, bất kể với món hàng gì (từ quần áo cho đến dụng cụ thể dục, thể thao). Anh lấy ví dụ: “ “Như EBay, nhờ bán đồ cũ giá rẻ mà công ty này kiếm được cả chục tỷ USD mỗi năm”.

Metro nhớ lại, vào những năm 1990, khi lái xe dọc đất nước và bắt gặp một chiếc xe tải chất đầy hộp carton, anh nói với vợ: không hiểu làm sao mà người ta có thể tống khứ được những chiếc hộp đựng đồ khi chuyển nhà nhỉ. “Họ tháo ra, xé nhỏ đi nhưng mà vẫn không nhét vừa chúng vào thùng rác” – anh trầm ngâm. 

Cuộc nói chuyện hết sức vu vơ đó lại chính là động lực khiến anh rời bỏ sự nghiệp sáng lạn của mình với công nghệ và lao vào kinh doanh. Ý tưởng của anh là kết nối những người thừa hộp carton với những người muốn mua chúng để giảm tải cho các bãi rác, cải thiện môi trường.  

Thế là năm 2002, Metro thành lập cửa hàng chuyên bán lẻ hộp carton đã qua sử dụng cho những người phải chuyển nhà ở Los Angeles và đặt tên nó là Boomerang Boxes. 

Metro cực kỳ tự tin là ý tưởng của mình sẽ thành công và không thể ngờ rằng mình bị thất bại thảm hại ở phần bán lẻ đúng như những gì mà cha anh, một nhân viên kiểm toán, đã từng khuyến cáo, “Anh sẽ phải bán cả núi hộp thì mới trả nổi tiền thuê cửa hàng”. 

Mặc dù khách hàng thì rất thích ý tưởng của Metro nhưng thuê cả cửa hàng đắt đỏ chỉ để bán những chiếc hộp với giá 1 USD/chiếc thì quả là bất hợp lý. Tính ra, mỗi tháng công ty lỗ từ 15.000-20.000 USD và tới thời điểm Boomerang Boxes đóng cửa năm 2006, anh đã trở thành “chúa Chổm” với món nợ 300.000 USD. (Đến tận bây giờ, khi đã kinh doanh thành công, Metro vẫn còn phải nai lưng trả nợ).   

Thất bại với việc bán lẻ nhưng Metro nhất quyết không từ bỏ. Anh bắt đầu lên kế hoạch bán trực tuyến, nhưng lần này cách thức phải thật độc đáo.

“Không ai bán hộp carton trên mạng, chứ đứng nói là hộp carton đã qua sử dụng bởi phí vận chuyển quá ư tốn kém. Nếu cần, người ta chỉ chạy ra cửa hàng bán lẻ nào đó và xin những chiếc hộp bỏ đi là xong” – Metro nói.

Chính vì thế, anh tập trung đổi mới công nghệ và góp nhặt 300.000 USD tiền vốn để mở một cửa hàng trực tuyến (2006) tại Usedcardboardboxes.com. Anh hợp tác với một bên thứ ba chuyên làm về logistic và giao cho họ làm trung tâm phân phối. Nhờ đó, chi phí vận chuyển không bị đắt và việc vận chuyển cũng thuận lợi hơn vì những đối tác này có đại lý ở khắp đất nước, tập trung ở những nơi đông dân cư và những thành phố lớn như Los Angeles, Salt Lake City, Phoenix, Dallas, Atlanta, Chicago và gần Syracus, New York. Ngoài ra, công ty của anh cũng có cơ sở riêng ở Baltimore.

 
Zac Fratkin, giám đốc điều hành của Usedcardboardboxes.com, 
đang sắp xếp các hộp carton tại trung tâm phân phối của công ty ở Baltimore, Maryland, Mỹ.

Đến năm 2008, doanh số hàng năm của Usedcardboardboxes.com đã đạt tới con số 1.000.000 USD và cầu nhanh chóng vượt cung. Để có thêm hộp carton bán, Metro tìm đến các công ty quốc gia để mua lại hộp đã qua sử dụng và nếu họ cần thì lại bán cho họ. Việc này giúp anh mở rộng thêm phạm vi khách hàng. 

Một ý tưởng rất ý nghĩa về mặt môi trường nhưng lại làm “khổ chủ” trải qua 5 năm thương đau và nợ nần chồng chất để tìm ra hướng đi đúng và cuối cùng xây dựng được được đế chế gần 10 tỷ USD. Hành trình của Metro (nay đã 40 tuổi) thực sự là một bài học đắt giá cho tất cả các doanh nghiệp nhỏ.và vừa.  

Lời khuyên của Metro cho những doanh nghiệp thân thiện với môi trường:

1. Những nỗ lực “xanh” của bạn phải bổ trợ cho mục tiêu lợi nhuận chứ không được làm tổn hại nó. Thân thiện với môi trường thôi không đủ làm doanh nghiệp thành công. “Bạn hãy kiếm tiền bằng cách giúp các công ty khác tiết kiệm hoặc lãi hơn. Thân thiện môi trường chỉ là trát thêm lớp kem cho chiếc bánh mà thôi” – Metro nói. 

2. Mọi nhân viên đều phải có mục tiêu thân thiện với môi trường. Không nhất thiết phải có phòng, ban riêng về phát triển bền vững bởi bản thân nó đã là giá trị cốt lõi của công ty và có trong bản mô tả công việc của tất cả nhân viên rồi. 

3. Xem xét những giải pháp thay thế tái chế. Tái sử dụng chắc chắn tốt hơn là tái chế. Muốn tái chế, bạn phải “phá hủy một vật liệu nào đó để tạo ra một vật liệu mới”. Việc này rất tốn kém vì nó đòi hỏi phải có máy móc, hóa chất, năng lượng, xăng dầu… Trong khi đó, tái sử dụng vừa không tốn kém vừa có lợi cho môi trường (vì không tốn năng lượng, không làm tăng lượng phát thải khí nhà kính). 


Với Metro, thách thức lớn nhất là làm sao đáp ứng được từng yêu cầu cụ thể của khách hàng. Khi khách hàng yêu cầu hộp cỡ 30x30x 20 cm thì nhất định phải giao cỡ đó chứ không thể là cỡ nào khác. Đây chính là lúc sở trường về công nghệ của Metro phát huy tác dụng. Anh xây dựng thành một phần mềm “khớp lệnh” - tự động tim kiếm trong kho những sản phẩm tương ứng với đơn đặt hàng. 

Chẳng hạn, nếu một công ty đặt 100.000 hộp carton, nhân viên của Metro chỉ cần nhập thông tin vào cơ sở dữ liệu thì ngay lập tức sẽ biết được những loại hộp hiện có phù hợp với đơn đặt hàng, kèm theo chi phí để vận chuyển và giá tính cho khách hàng (giá đã có lãi). 

Gần như ngày nào nhân viên IT của Metro cũng cập nhật cơ sở dữ liệu và nâng cấp phần mềm. “Nó là mấu chốt tạo nên thành công của chúng tôi hiện nay cũng như trong tương lai” – Metro cho biết. 

Phần mềm “khớp lệnh” này của Metro cũng như hệ thống theo dõi (bao gồm một B2B portal) cho phép các công ty lớn có thể vào xem kho hàng của Usedcardboardboxes.com trên mạng và đặt hàng trực tiếp với những trung tâm phân phối. 

Bản thân Metro cũng có thể truy cập dữ liệu của các trung tâm phân phối từ máy tính và điện thoại cá nhân. Nhờ đó, anh có thể nhanh chóng phát hiện ra vấn đề nảy sinh và kịp thời xử lý chúng.

Theo John S. Shegerian, giám đốc điều hành công ty tái chế linh kiện máy tính và các loại rác thải điện tử Electronic Recyclers International - khách hàng của Metro trong 3 năm qua - việc mua hộp carton đã qua sử dụng không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn phù hợp với mục tiêu “xanh” của công ty. “Chúng tôi coi đó là văn hóa của công ty. Ngay cả xe nâng của cúng tôi cũng là đồ chế từ những phụ tùng bỏ đi” – Shegerian nói. “Những chiếc hộp carton đã qua sử dụng là thứ chúng tôi cần và Metro là người có thể cung cấp chúng”.

Cha Metro cũng không còn phải lo lắng về việc con mình đi bán thùng carton nữa. Doanh số hàng năm của công ty giờ đã xấp xỉ 10 triệu USD và còn tiếp tục tăng với tốc độ phi mã. Hiện Usedcardboardboxes.com có trong tay vài trăm khách hàng – trong đó hơn chục khách hàng là những tập đoàn lớn. Ngay cả đơn đặt hàng của công ty trước kia chỉ trị giá khoảng 100 USD (cho 1 bộ hộp chuyển nhà) thì này là lên tới 8.000 USD (cho cả một xe tải to).     
(Dịch từ Entrepreneur)
Share this article :

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Đây là Blog cộng đồng, có thể trao đổi và học hỏi vì vậy mọi nhận xét các bạn nên dùng những từ dễ nghe, không nên dùng những lời tục tiểu thiếu văn hóa.Cám ơn các bạn.

 
Support : Creating Website | Johny Template | Maskolis | Johny Portal | Johny Magazine | Johny News | Johny Demosite
Copyright © [2010-2013]. Võ Văn Tùng - Trường Đại Học Tây Đô.
Bản Quyền Thuộc Về CĐQTKD5A
Khi Đăng lại bài từ trang này vui lòng ghi rõ nguồn CĐQTKD5A.TK